1. Lộ trình học PLC
Chào các bạn, hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn học plc bài đầu tiên. Đầu tiên mình cần giới thiệu cho các bạn lộ trình chúng ta sẽ trải qua để có thể trở thành trở thành lập trình viên plc.Lập trình viên PLC |
Lộ trình học PLC |
- Bài 2. Giới thiệu cho các bạn những tập lệnh cơ bản như lệnh thường đóng, thường mở, bộ định thì, bộ đếm... mà các lập trình viên plc hay sử dụng nhất.
- Bài 3. Những ví dụ đơn giản đầu tiên do chính các bạn tự tay thiết kế như bật tắt đèn, quạt...
- Bài 4. Những bài toán cơ bản thường dùng trong công nghiệp.
- Bài 5. Giới thiệu cho các bạn cả lí thuyết lẫn bài tập những thủ thuật mà lập trình viên PLC hay sử dụng trong thiết kế.
Qua 5 bài này mình hi vọng rằng các bạn có thể lập trình được và đảm nhiệm được những công việc thiết kế của mình trong công việc. Nào hãy bắt đầu luôn thôi !
Bắt đầu trở thành lập trình viên PLC |
2. Bài đầu tiên học plc cơ bản
Như đã giới thiệu, thì plc là bộ điều khiển logic lấy tín hiệu từ đầu vào, xử lí rồi xuất tín hiệu ra. Do vậy, các nhà sản xuất đã phân vùng cho plc thành các vùng nhớ để nhận, lưu trữ và xuất tín hiệu ra. Các tín hiệu đầu vào từ công tắc, nút bấm hay cảm biến... sẽ được nối trực tiếp vào plc và được lưu trữ ở vùng nhớ đầu vào theo các địa chỉ đánh số. Vùng nhớ vào gọi là I. Tương tự như vậy thì đầu ra là nơi xuất tín hiệu sau khi đã được xử lí bằng thuật toán chương trình sẽ được lưu trữ. Vùng nhớ ra gọi Q. Trong hầu hết các bài toán thì chúng ta đôi lúc không cần nhận hay xuất mà chỉ dùng chúng như một bậc thang để nhớ hay so sánh giúp cho việc lập trình thuận tiện và dễ dàng hơn. Đó là vùng nhớ trung gian M.Tiếp theo các bạn cần có kiến thức về kiểu dữ liệu. Tại sao cần hiểu về kiểu dữ liệu? Chúng ta đều biết rằng, tất cả những bộ lưu trữ, xử lí đều được đặc trưng về giới hạn và tốc độ. PLC cũng vậy, việc hiểu về kiểu dữ liệu sẽ giúp cho việc lưu trữ và xử lí tốt hơn. Hình dung thế này, giả sử rằng bạn muốn lưu trữ được một số bất kì, nếu chọn vùng nhớ quá nhỏ thì chương trình sẽ báo lỗi do không đủ dung lượng. Nếu chọn vùng nhớ lớn quá thì sẽ tốn dung lượng, gây tốn bộ nhớ cho việc lập trình sau này. Đồng thời nó cũng làm tăng thời gian xử lí làm chậm quá trình xuất tín hiệu. Hơn nữa nếu như kiểm soát tốt, các bạn có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí do việc mua đúng chủng loại không lãng phí mà dân gian gọi là giết gà đâu cần tới dao mổ lợn. Các bạn đã hiểu tầm quan trọng của kiểu dữ liệu trong PLC rồi chứ. Sau đây mình xin chỉ dẫn chi tiết cho các bạn.
- Kiểu Bool( logic) chỉ có 2 trạng thái bit trạng thái là on- off: 0 hoặc 1.
- Kiểu Byte: bằng 8 bit diễn tả số nguyên dương từ 0- 255.
- Kiểu Word: bằng 16 bit diễn tả các số nguyên dương từ 0- 65535.
- Kiểu Int: dùng bit đầu tiên làm bit dấu, 0 là dấu +, 1 là dấu -, diễn tả giá trị từ -32768 tới 32767. Ví dụ đơn giản là 01110001 thì số 0 bôi đen đầu tiên từ trái qua phải diễn tả bit dấu + có nghĩa là số dương.
- DWord: bằng 32 bit, diễn tả giá trị nguyên dương từ 0- 2^(32-1).
- DInt: bằng 32 bit, diễn tả cả số nguyên âm lẫn nguyên dương -2^(31) tới 2^(31-1).
- Kiểu Real: bằng 32 bit diễn tả số thực. Lưu ý dấu (.) làm dấu phẩy động.
Thế đã, các bạn phải nhớ được các kiểu dữ liệu trên đây thì mới có thể lập trình plc được.
Bây giờ chúng ta sẽ học cách tạo địa chỉ cho các biến trong plc vì plc chỉ làm việc với biến chứ tín hiệu vào ra hoàn toàn chúng không thể xử lí được.
Trong hầu hết các bài toán, chúng ta thường hay sử dụng 3 miền nhớ I,Q và M.
- Với kiểu Bool: ví dụ là I0.0, I0.1, I0.2... I0.7
Ví dụ về kiểu bit |
- Kiểu Byte: ví dụ I0.0, I0.1, I0.2... I0.7
Nói như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ được phép đặt I0.8, I0.9...
- Kiểu Word: ví dụ IW3 = B3 + B4. Lưu ý với các bạn là chúng ta phải viết cho byte tiến. VD IW7= B7 + B8.
Tương tự như vậy với các kiểu dữ liệu còn lại.
Vậy là các bạn đã tìm hiểu xong các vùng nhớ và kiểu dữ liệu trong PLC. Ở bài học tiếp, các bạn sẽ được học các lệnh cơ bản trong PLC. See you later!
kha hay
Trả lờiXóa